Bảo vệ học thuyết Darwin Bằng chứng màu sắc động vật cho chọn lọc tự nhiên

Màu sắc cảnh báo của "Brazilian Skunk" (Chồn hôi Brasil) trong cuốn The Colours of Animals (1890) của Edward Bagnall Poulton.

Edward Bagnall Poulton, trong cuốn The Colours of Animals năm 1890, đã đổi tên khái niệm màu sắc cảnh báo của Wallace thành "aposematic", đồng thời ủng hộ lý thuyết chọn lọc tự nhiên và chọn lọc giới tính vốn đang không phổ biến lúc bấy giờ của Darwin.[18] Lối giải thích của Poulton về màu sắc sinh vật rõ ràng bị ảnh hưởng bởi học thuyết Darwin. Ví dụ, khi bàn về màu sắc cảnh báo, ông cho rằng:

Thoạt nhìn, sự tồn tại của loại hình này dường như là một sự cản trở khả năng ứng dụng chung của lý thuyết chọn lọc tự nhiên. Màu sắc cảnh báo dường như mang lại lợi ích cho kẻ thù tiềm tàng hơn là bản thân sinh vật, và nguồn gốc cũng như sự phát triển của đặc tính chỉ nhằm mang lại lợi ích cho một số loài vốn không thể giải thích bằng lý thuyết chọn lọc tự nhiên. Nhưng con vật lại hưởng lợi rất nhiều từ màu sắc cảnh báo của chúng khi chúng dễ bị nhìn thấy. Nếu chúng giống với môi trường xung quanh giống như các loài của lớp khác, chúng có nhiều khả năng bị ăn một cách tình cờ mà không gây ấn tượng trong trí nhớ của kẻ thù, và từ đó ngăn chặn việc bị săn liên tục của loài. Mục tiêu của màu sắc cảnh báo là hỗ trợ giáo dục kẻ thù, giúp chúng dễ dàng học và ghi nhớ những con vật cần tránh xa. Lợi thế to lớn được trao cho những loài dễ nhìn thấy là rõ ràng khi người ta nhớ ra rằng, một nền giáo dục dễ dàng và thành công có nghĩa là một nền giáo dục chỉ liên quan đến một sự hy sinh nhỏ của cuộc sống."[19]

Poulton thể hiện sự ủng hộ của mình với học thuyết Darwin bằng cách giải thích gói gọn trong một câu về bắt chước kiểu Bates: "Mỗi bước trong sự thay đổi ngày càng tăng theo hướng tự vệ đặc biệt của bắt chước, sẽ là một lợi thế trong cuộc đấu tranh sinh tồn".[19]

Nhà lịch sử khoa học Peter J. Bowler nhận xét rằng, Poulton đã mượn lời cuốn sách của mình để phàn nàn về sự thiếu chú ý của các nhà thực nghiệm đến các đặc điểm thích nghi, vốn là những gì mà các nhà tự nhiên học (như Wallace, Bates và Poulton) đã có thể dễ dàng nhận thấy. Bowler nói thêm: "Thực tế là ý nghĩa thích nghi của màu sắc đã bị thách thức rộng rãi, cho thấy tư tưởng chống học thuyết Darwin đã phát triển đến mức nào.[lower-alpha 4] Chỉ những nhà tự nhiên học thực địa như Poulton mới từ chối nhượng bộ, tin rằng những gì họ quan sát được cho thấy giá trị của chọn lọc, bất chấp các vấn đề của học thuyết."[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bằng chứng màu sắc động vật cho chọn lọc tự nhiên https://lccn.loc.gov/06017473 https://www.worldcat.org/oclc/741260650 http://darwin-online.org.uk/content/frameset?pages... http://joelvelasco.net/teaching/167/lewontin%2070%... https://doi.org/10.1146%2Fannurev.es.01.110170.000... https://www.jstor.org/stable/2096764 https://books.google.com/books?id=jrDD3cyA09kC&pg=... https://www.worldcat.org/oclc/796450355 https://archive.org/details/evolutionhistory0000bo... https://archive.org/details/evolutionremarka00lars...